CAO HỌC 15
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cá chình - Nguồn lợi thủy sản có triển vọng ở Đồng bằng sông Cửu Long

Go down

Cá chình - Nguồn lợi thủy sản có triển vọng ở Đồng bằng sông Cửu Long Empty Cá chình - Nguồn lợi thủy sản có triển vọng ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bài gửi  vinapro Wed May 27, 2009 3:20 pm

Cá chình - Nguồn lợi thủy sản có triển vọng ở Đồng bằng sông Cửu Long

Dạng tài liệu : Bài trích bản tin
Ngôn ngữ tài liệu : vie
Tên nguồn trích : Nông thôn đổi mới
Dữ liệu nguồn trích : 2009/Số 3/V. Các vấn đề khác
Đề mục : 69.99 Các vấn đề khác của thuỷ sản
Từ khoá : Thủy sản ; Cá chình ; Nguồn lợi thủy sản
Nội dung:
Trong thực tế, cá chình được nuôi tại vùng Bán đảo Cà Mau như tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng… sau 24 tháng, có khả năng đạt trọng lượng từ 2 – 3 kg/con. Cá chình giống lúc thả nuôi bình quân 10 – 12 con/kg loại nhỏ, loại trung bình 8 – 10 con và loại lớn 6 – 8 con/kg. Như vậy, tăng trọng của các hình thức nuôi nước mặn và nước ngọt bình quân khoảng từ 1 – 2 kg/con/năm, với thức ăn đầy đủ, tương đương 6 – 8 kg cá tạp thô thì đạt trọng lượng 1 kg cá thịt. Thả nuôi cá chình giống 6 – 8 con/kg sẽ rút ngắn thời gian tăng trọng, một năm nuôi có thể đạt trên 2 kg/con. Theo nhiều hộ nông dân, cá chình có giá trị kinh tế cao, có triển vọng khai thác vùng sinh thái nước mặn, nước lợ và nước ngọt để đa dạng hóa vật nuôi thủy sản thay vì chỉ nuôi độc canh tôm sú (sinh thái mặn), cá da trơn (sinh thái ngọt)… Các đại lý mua cá chình nước mặn và nước ngọt theo trọng lượng càng to thì giá càng cao. Giá cá chình nước mặn trên 2 kg/con có thể mua từ 280.000 – 300.000 đồng/kg, còn nhỏ hơn cũng khoảng 250.000 đồng/kg. Cá chình nước ngọt mua từ 150.000 – 180.000 đồng/kg tùy theo cá loại nhất, nhì… Đầu ra chủ yếu hiện nay là các siêu thị và nhà hàng cao cấp trong cả nước.
Cá chình nước ngọt và nước mặn có chiều hướng nuôi phổ biến ở các vùng nuôi tôm, nhưng nông dân đang lo là nguồn cá giống giá còn quá cao, loại 10 con/kg lúc thả nuôi vào tháng 11 và 12/2006 lên đến 330.000 đồng/kg. Chủ yếu là đặt mua các đại lý miền Trung đem vào. Được biết cá chình nước mặn chưa sinh sản nhân tạo được như tôm hay các loài cá khác. Nhân dân các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận… tự kéo, đẩy te ở các cửa sông rồi dự trữ thu gom chuyển vào bán cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Cá chình sinh sản vào cuối tháng 10 âm lịch và kéo dài cho đến tháng 2 và 3 âm lịch năm sau. Cá chình sinh sản giao phối từ biển khi thành con vào bờ tìm mồi ăn và lớn lên trở ra biển giao phối sinh sản. Cá chình có đặc tính ăn thức ăn chìm, trong khi các loại cá da trơn (cá ba sa, cá tra) ăn thức ăn nổi, nên cho cá chình ăn chủ yếu là thức ăn thô tự nhiên từ nguồn cá tạp phong phú ở bán đảo Cà Mau. Cá rô phi rất hợp "khẩu vị" cá chình, khi cho ăn chỉ cần thái nhỏ tùy theo trọng lượng của cá chình.
Kỹ thuật nuôi cá chình là tự phát trong dân chưa có khoa học hỗ trợ để giúp họ khi cần thiết phát triển nghề nuôi cá chình thành hàng hóa lớn để đa canh vùng nuôi trồng thủy sản thay vì chỉ có độc canh nuôi tôm sú, rủi ro rất lớn so với nuôi cá chình. Hơn nữa đầu ra cá chình chưa ổn định chủ yêú bán cho lái các tỉnh miền Trung còn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chưa có đơn vị mua chế biến xuất khẩu cá chình nên bà con sợ như nuôi cá sấu, ba ba…không có đầu ra. Đặc biệt nhất là nguồn vốn đầu tư nuôi cá chình hầu như cạn kiệt trong dân vì rủi ro từ phong trào nuôi tôm sú tràn lan thiếu khoa học và kỹ thuật nuôi. Hiện nay không ít trang trại nuôi tôm sú bị phá sản. Còn nông dân nuôi tôm thì cầm cố quyền sử dụng đất của họ gần hết cho ngân hàng. Trong khi nuôi cá chình đầu tư vốn rất lớn không thua cá da trơn nhưng thu hoạch tính hàng năm không như tôm sú hay cá da trơn chỉ vài tháng. Mặc dù thời gian nuôi dài hơn tôm sú nhưng sự rủi ro trong nuôi cá chình tại vùng sinh thái mặn và ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long rất ít. Chính sách khuyến ngư cũng như đầu tư cho cá chình hay chuyển dịch từ tôm sú sang cá chình còn bỏ ngỏ từ chủ trương chính sách của các địa phương.
Nếu các yếu tố trên được khắc phục, nhất là giống, kỹ thuật vốn đầu tư và đầu ra ổn định, con cá chình nước mặn và nước ngọt trở thành triển vọng lớn để nông dân chuyển dịch, hoặc đa canh từ nuôi tôm sú xen với cá chình (vùng sinh thái mặn), cá da trơn với cá chình nước ngọt (vùng sinh thái ngọt)… Khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá chình của nước ta hiện nay cũng cần đặt ra, để bảo tồn cân bằng nguồn giống và phát triển đàn cá chình thương phẩm. Từ đó khai thác lợi thế đưa cá chình thành mặt hàng chủ lực xuất khẩu như con tôm sú và cá da trơn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn: TC Nông thôn Mới, số 232, tháng 10/2008, tr. 29.

vinapro
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết