CAO HỌC 15
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kỹ thuật nuôi cao sản cá trê trong ao

Go down

Kỹ thuật nuôi cao sản cá trê trong ao Empty Kỹ thuật nuôi cao sản cá trê trong ao

Bài gửi  king war Fri May 08, 2009 4:14 pm

Kỹ thuật nuôi cao sản cá trê trong ao

Lợi dụng những ưu điểm của cá trê như tính tạp ăn, tốc độ sinh trưởng nhanh, chịu được lượng ôxy hòa tan thấp và điều kiện môi trường xấu, có sức chống bệnh tốt, người ta đã tận dụng các ao chuôm cũ để nuôi cá trê, kết hợp với việc cải tiến phương pháp và kỹ thuật nuôi. Kết quả là giá thành nuôi thấp, hiệu quả kinh tế tương đối cao. Năng suất nuôi có thể lên tới trên 200 tấn/ha.
1. Điều kiện nuôi: - Ao nuôi: Ao nằm ở nơi có giao thông tiện lợi, có nguồn nước đảm bảo, diện tích khoảng 100 m2 là thích hợp. Độ sâu ao trên 2 m, đảm bảo mực nước hữu hiệu là 1,5 m. Trường hợp đáy ao bị thấm nước nghiêm trọng thì phải dùng vôi sống trộn đều với đất nện chặt xuống đáy ao, độ dày là 20 – 30 cm hoặc lót đáy ao bằng tấm nhựa mỏng. Dùng tấm nhựa mỏng và tấm bê tông để che chắn bờ ao. Ao nuôi cần có cửa dẫn nước vào và thải nước ra.
- Xử lý nước: Cần có nguồn nước đầy đủ. Để đảm bảo cho ao nuôi có diện tích 10 mẫu (1 mẫu TQ = 366,6 m2), thì phải đảm bảo nguồn cấp 2.000 m3 nước/ngày. Sau khi chống thấm cho đáy ao, dẫn nước vào ngâm ao, sau đó rửa ao hai lần. Nếu dùng màng mỏng nilông để lót đáy chống thấm hoặc với ao đã nuôi trên 1 năm, trước tiên dẫn nước vào với mức 30 cm, trường hợp ao có chất đất axít thì phun bột tẩy với nồng độ 50 ppm, trường hợp chất đất là kiềm thì sử dụng vôi sống để tiêu độc với lượng 200 kg/mẫu TQ.
- Dẫn nước, bón phân: Đối với ao nuôi tự nhiên, nói chung người ta thả con giống vào thượngt uần tháng 5 và dẫn nước vào ao vào thượng tuần tháng 4. Nếu nguồn nước cấp là nước giếng, do nhiệt độ nước giếng thấp, giai đoạn đầu mức nước quá sâu là không thích hợp, do đó dẫn nước vào từ từ, cứ 5 ngày cho vào 20 cm. Trước khi thả con giống, đảm bảo mức nước đạt 80 cm. Trước khi thả con giống khoảng 25 ngày nên tiến hành bón phân gây màu nước. Lượng phân bón dựa vào tình trạng của ao. Đối với ao mới xây dựng và nguồn nước là nước giếng thì sử dụng 8 kg urê carbamide/mẫu TQ và 6,5 kg Calcium superphosphate/mẫu TQ.
2. Chọn và thả cá giống:
Chất lượng con giống quyết định tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá trê, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Nên chọn những con khoẻ mạnh, cỡ thích hợp. Hình dáng bình thường, không dị hình, không bị tổn thương, không có bệnh. Con giống khoẻ bơi hoạt bát, kích cỡ đều, màu sắc bình thường, bề mặt trơn bóng. Cơ thể có tính đàn hồi, khi ở trong nước không ngừng bơi lên, bơi xuống nhanh nhẹn. Kinh nghiệm sản xuất cho thấy rằng cá giống có kích thước lớn thường có khả năng thích nghi với môi trường tốt hơn, tỷ lệ nuôi sống cao, bệnh tật ít. Do đó, kích cỡ cá giống để nuôi nên có chiều dài trên 5 cm, nếu đạt 10 cm thì càng tốt.
Trong điều kiện tự nhiên bình thường với cỡ 10 cm, mật độ có thể thả là 15 con/m2.
3. Chọn thức ăn và cho ăn: - Chọn thức ăn: Cá trê ăn nhiều. Yêu cầu về protêin trong thức ăn không cần cao lắm vì tỷ lệ sử dụng và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của cá rất cao. Hiện nay, thức ăn chế biến sẵn cho cá trê rất ít, song có thể tự chế tại trại nuôi. Nguyên liệu của thức ăn nhân tạo chủ yếu là: bột cá, bã đậu, cám, bột ngô và các chất phụ gia... Ở giai đoạn cá con (chiều dài cơ thể dưới 20 cm) hàm lượng bột cá chiếm trên 45%. Hàm lượng protêin trên 35%. Giai đoạn cá trưởng thành, lượng bột cá trên 30%, lượng protêin đạt trên 25%.
- Cho ăn: Kiên trì nguyên tắc “4 định”: Định địa điểm cho ăn hoặc đặt bệ thức ăn, qua khoảng nửa tháng nuôi thuần hóa, cá trê sẽ quen ăn tại một địa điểm cố định, thuận tiện cho việc theo dõi tình hình ăn của cá và xác định lượng thức ăn cho ăn. Mức protêin trong thức ăn cần giữ ổn định. Kích thước hạt thức ăn cần được điều chỉnh theo mức độ tăng trưởng của cá, nói chung đường kính hạt thức ăn nằm trong khoảng 4 – 8 mm. Lượng thức ăn hàng ngày chiếm khoảng 3 – 15% tổng trọng lượng của cá, ở giai đoạn đầu cao, ở giai đoạn sau giảm dần. Thức ăn thả được điều chỉnh 5 ngày 1 lần, nếu trong vòng 1 giờ cá ăn hết là thích hợp. Thức ăn thừa cần phải được vớt ra kịp thời để tránh ô nhiễm nước. Cá trê là loài cá ăn nhiều, tranh ăn dữ, vì vậy có những con do ăn quá no mà chết. Do đó lượng cho ăn vào khoảng 80% độ no là thích hợp. Tóm lại, lượng cho ăn phải được xác định theo kích cỡ của con giống, theo nhiệt độ nước và theo tình trạng ăn của cá. Khi cho cá ăn cần quan sát, nếu nhiệt độ nước thấp dưới 160C hoặc trên 310C, khi đó cá ăn không tốt thì nên giảm lượng thức ăn và giảm số lần cho ăn. Mỗi ngày cho ăn 2 – 3 lần. Giai đoạn đầu nuôi (chiều dài dưới 20 cm) cho ăn 3 lần, giai đoạn sau 2 lần .
4. Quản lý chất nước
Chất nước được điều chỉnh và khống chế thông qua việc thay nước. Lượng nước thay cần được thực hiện theo mật độ nuôi, tình hình cấp nước, tình hình bắt mồi và tình hình biến động về thời tiết. Tuy yêu cầu về điều kiện môi trường chất nước không cao nhưng trong quá trình nuôi nước ao bị ô nhiễm do thức ăn (đặc biệt là ở các ao nuôi chủ yếu bằng nội tạng động vật), lại thêm mật độ thả cá cao, chất thải từ cá cũng làm tăng mức đô ô nhiễm, do đó việc quản lý chất lượng nước là vô cùng quan trọng. Trong quá trình nuôi, chất nước được điều chỉnh thông qua việc thay nước. Tháng 5 – 6, lượng nước thay nói chung cứ 20 ngày thay 1 lần, từ tháng 7 – 10, lượng nước thay cứ cách 10 ngày thay 1 lần. Sau mỗi lần thay nước, ta vẩy vi khuẩn quang hợp 1 lần cho toàn ao để điều tiết hàm lượng vi sinh vật có ích trong nước ao nhằm duy trì tối đa trạng thái tốt nhất cho nước ao.
5. Quản lý hàng ngày:
Trong thời gian nuôi, cần định thời gian đo nhiệt độ nước, hàng ngày cần ghi chép các số liệu đo được, có điều kiện hàng ngày lẫy mấu nước đo lượng ôxy hoà tan, pH, sulphit, nitrogen dạng ammonia...
6. Phòng trị bệnh:
Cá trê tuy có sức chống bệnh tốt, nhưng khi nuôi với mật độ cao cũng cần phải thực hiện nguyên tắc coi trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng và trị kết hợp. Hàng ngày kiểm tra, quan sát nhiều lần trạng thái hoạt động của cá, xem có hiện tượng bơi lội khác thường hay không? Đặc biệt chú ý tình hình ăn của cá trê khi vẩy thức ăn. Cá tụ tập thể hiện cá khoẻ mạnh. Cá ở trạng thái phân tán hoặc bơi khắp nơi thể hiện cá hoặc chất nước có vấn đề, cần phải kịp thời có biện pháp cải thiện chất nước, để phòng thiếu ôxy, nổi đầu và phát bệnh. Trong quá trình nuôi, phải định kỳ tiêu độc nước ao để diệt các mầm bệnh có trong nước ao và trong cơ thể và bề mặt cơ thể cá. Có thể cứ 15 ngày dùng vôi sống 20 kg/mẫu TQ để tiêu độc cho ao. Trong quá trình nuôi, khi thấy cá có bệnh hoặc chết thì phải lập tức vớt ra để tránh lây lan truyền bệnh và gây ô nhiễm nước.
Tóm lại, trong quá trình nuôi với mật độ cao, từ khâu tuyển chọn và thả con giống, tuyển chọn thức ăn và cho ăn, điều chỉnh chất nước, phòng trị bệnh cho đến khâu tuần tra quan sát... đều cần phải có người chuyên trách, tăng cường kế hoạch khoa học, quản lý tốt thì mới đảm bảo được nuôi cao sản với hiệu suất cao.
Tác giả dịch: Nguyễn Kim Độ
Nguồn: TC Thông tin Khoa học Công nghệ - Kinh tế thủy sản, số 2/2007, tr. 29 – 30.

king war
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết