CAO HỌC 15
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Một số xu hướng trong nuôi trồng thủy sản

Go down

Một số xu hướng trong nuôi trồng thủy sản Empty Một số xu hướng trong nuôi trồng thủy sản

Bài gửi  Admin Thu May 14, 2009 12:26 pm

Một số xu hướng trong nuôi trồng thủy sản





[size=12]Nuôi trồng thủy sản hiện là ngành sản xuất thực phẩm có sản lượng tăng nhanh nhất trong 3 thập niên qua. Từ cuối những năm 1980, ngành nuôi trồng thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng 8,9%, trong khi ngành sản xuất thịt chỉ đạt 3%/năm và sản lượng khai thác 1,2%.


Sản lượng thủy sản nuôi năm 2003 đạt 54,8 triệut ấn với 247 đối tượng nuôi, trị giá 67,3 tỷ USD. Đặc điểm nổi bật nhất của ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) là các nước đang phát triển chiếm trên 92% tổng sản lượng toàn cầu và các nước Châu Á chiếm 91,2%.
Vai trò của Châu Á



Theo số liệu của FAO, 10 nước có sản lượng thủy sản nuôi cao nhất đều nằm ở Châu Á. Trung Quốc tiếp tục là nước dẫn đầu với 44,3 triệu tấn thủy sản năm 2002, trong đó sản lượng thủy sản nuôi chiếm 27,7 triệu tấn.Trung Quốc chiếm 70,2% khối lượng và 50% giá trị sản lượng thủy sản nuôi toàn cầu. Ấn Độ xếp thức 2 và Inđônêxia thứ 3.
Vấn đề và thách thức đối với NTTS


Nâng cao tính di truyền



Hoạt động nghiên cứu nâng cao tính di truyền của các loài thủy sản vẫn còn “tụt hậu” so với các loài động vật khác. Hiện mới chỉ có một vài chương trình được tiến hành với các loài thủy sản như cá hồi Đại Tây Dương ở Na Uy, cá rô phi ở Châu Á, tôm và cá nheo ở Mỹ.

Các chương trình sản xuất giống và nâng cao tính di truyền cũng được tiến hành với tôm sú ở Châu Á. Các đặc tính cần thiết đối với việc nâng cao tính di truyền các loài thủy sản gốm cỡ lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng kháng bệnh và chống sốc, đơn tính, thịt chất lượng cao và con giống sạch bệnh (SPF) trong khi vẫn duy trì được sự đa dạng gen.
Thức ăn



Thức ăn là thành phần chiếm chi phí lớn nhất, từ 30-50% chi phí sản xuất. Hơn nữa, thức ăn cũng có tác động trực tiếp và gián tiếp lên môi trường. Việc sử dụng bột cá trong thức ăn NTTS làm suy giảm nguồn lợi cá nổi tự nhiện.

Mức độ sử dụng bột cá trong thức ăn nuôi các loài rất khác nhau. Ví dụ, động vật ăn thịt cần 30-50%, tôm 25-30% bột cá trong khẩu phần ăn.

Hiện có nhiều khuyến cáo về viẹc giảm việc sử dụng bột cá. Việc thay thế bột các bằng các nguồn prôtêin dồi dào hơn, sẵn có hơn,rẻ tiền và bền vững hơn đang được nghiên cứu.

Mức độ thâm cạnh nuôi thủy sản cũng làm tăng mối lo ngại về tác động tiềm tàng đối với môi trường xung quanh. Chất lượng nước thấp sẽ khiến thủy snả nuôi bị sốc, làm tăng nguy cơ bộc phát dịch bệnh và làm mất mùi vị, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Do phần lớn chất thải từ hoạt động nuôi bắt nguồn từ thức ăn, nên những nỗ lực làm giảm tác động môi trường nên tập trung vào thức ăn và việc cho ăn. Công thức thức ăn cải tiến, công nghệ sản xuất thức ăn, việc xử lý và bảo quản cũng như quản lý trại nuôi là những chiến lược quan trọng để giảm lượng chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Môi trường và NTTS bền vững



Tương lai của ngành NTTS phần lớn phụ thuộc vào việc tiếp cận nguồn lợi tự nhiên như đất, nước và bột cá. Đối với một số hoạt động nuôi, kể cả nuôi tôm và nuôi cá hồi, khả năng “hủy hoại” tiềm năng nguồn lợi biển và ven biển qua việc hủy hoại môi trường sống, xả chất thải, sự xâm nhập của các loài ngoạilai và mầm bệnh ngày càng được quan tâm.

Nhu cầu một lượng lớn bột cá và dầu cá có thể khiến nguồn lợi thủy sản tự nhiên cạn kiệt hơn nữa. Tác động nghiêm trọng đến môi trường có thể xảy ra qua việc nhiễm bệnh của nguồn lợi tự nhiên cũng như đối tượng nuôi. Việc đối tượng nuôi ngoại lai thoát ra ngoài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi tự nhiên.

Tính bền vững của NTTS phụ thuộc vào sự duy trì môi trường. Những vấn đề môi trường hiện là một yêu cầu trong thương mại toàn cầu. Người tiêu dùng ngày càng nhận thức tốt hơn về nhiều vấn đề kể cả việc hạnc hế sử dụng bột cá và dầu cá trong NTTS. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thủy sản.

Dịch bệnh và kiểm soát dịch bệnh.

Trong hệ thống nuôi thâm canh, dịch bệnh mới thường xuất hiện với tần suất 3-5 năm /lần. Do vậy rất cần có chiến lược quản lý hiệu quả sức khỏe vật nuôi như chẩn đoán nhanh, điều trị phòng ngừa và hệ thống an ninh sinh học. Bênh cạnh đó, cần cấm ngay lập tức việc sử dụng kháng sinh trong NTTS.

Cần phát triển chiến lược quản lý sức khỏe/dịch bệnh như thông qua việc sử dụng văcxin và các hợp chất sinh học, thảo dược hoặc các sản phẩm tự nhiên khác. Cũng cần phát triển vắc xin và kỹ thuật nâng cao tính di truyền để sản xuất các đối tượng có khả năng kháng bệnh.

Truy nguyên nguồn gốc và an toàn thực phẩm.

Tương tự những ngành sản xuất thực phẩm khác, NTTS đang phải đáp ứng xu hướng mới của người tiêu dùng về khả năng truy nguyên nguồn gốc và an toàn thực phẩm. Truy nguyên nguồn gốc cung cấp cho người mua hoặc người tiêu dùng thông tin xuất xứ của sản phẩm như sản phẩm được sản xuất ở đâu, phương thức sản xuất, vv... Do vậy, người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn hoặc ủng hộ sản phẩm hoặc nhà sản xuất có trách nhiệm về mặt sinh thái, giúp giảm thiểu tác độn môi trường và duy trì sản xuất cũng như thương mại bền vững.

Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi về khả năng truy nguyên nguồn gốc do sự xuất hiện của dư lượng hóa chất và/hoặc kháng sinh trong sản phẩm trong những năm qua. Với hệ thống truy nguyên nguồn gốc, có thể thu hồi sản phẩm nhanh hơn, do vậy, giảm được những tác động tiêu cực. Những vấn đề gặp phải sẽ được giải quyết nhanh hơn và nhà sản xuất “vô trách nhiệm” sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Giá nhiên liệu



Trong NTTS, giá dầu thô tăng đã làm chi phí năng lượng trở thành chi phí lớn thứ 2, chỉ sau chi phí thức ăn. Tuy nhiên, giá dầu thô có thể giảm trong thời kỳ 2007-2010, giúp làm giảm chi phí sản xuất.

NTTS toàn cầu phát triển với tốc độ nhanh trong những thập niên qua và trở thành một trong những ngành sản xuất thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Khác với các hệ thống sản xuất thực phẩm khác. NTTS sử dụng nhiều đối tượng nuôi (trên 247 loài động vật và thực vật) và hệ thống sản xuất rất đa dạng.

Do vậy, nhiệm vụ quan trọng hiện nay là phát triển các phương tiện để cải tiến quy phạm nuôi hiện tại tiến tới sản xuất bền vững về mặt môi trường, kể cả sử dụng khẩu phần ăn không chứa bột cá, kỹ thuật cắt giảm lượng chất thải đổ vào môi trường xung quanh cũng như đưa ra những chiến lược để duy trì an ninh sinh học và an toàn thực phẩm.

Biên tập và tổng hợp từ nguồn "Tạp chí

[/size]
Thủy sản số 7/2007"

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 67
Join date : 30/04/2009

https://caohoc15ct.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết