CAO HỌC 15
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tìm hướng đi trong giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nước ta hiện nay

Go down

Tìm hướng đi trong giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nước ta hiện nay Empty Tìm hướng đi trong giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nước ta hiện nay

Bài gửi  vinapro Wed May 27, 2009 3:15 pm

Tìm hướng đi trong giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nước ta hiện nay

Dạng tài liệu : Bài trích bản tin
Ngôn ngữ tài liệu : vie
Tên nguồn trích : Nông thôn đổi mới
Dữ liệu nguồn trích : 2009/Số 19/Các vấn đề khác
Đề mục : 68.01 Các vấn đề chung
06.75 Quản lý kinh tế
Từ khoá : Nông nghiệp ; Nông thôn ; Nông dân ; Kinh tế hộ ; Phát triển ; Chính sách ; Giải pháp
Nội dung:
Kinh tế hộ nông dân hiện là bộ phận giữ vai trò quan trọng nhất đối với nền nông nghiệp, đồng thời là lực lượng sản xuất chính của kinh tế nông thôn Việt Nam hiện nay, nhưng cũng là bộ phận đã chịu những ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thực hiện các cam kết WTO. Những khó khăn cũ đang còn bề bộn thì cuộc suy thoái kinh tế lần này lại chất thêm lên người nông dân những khó khăn, thách thức mới.
Thực hiện các cam kết WTO, kinh tế hộ nông dân phải đối mặt với hàng loạt vấn đề: Nhà nước phải xóa bỏ trợ cấp nông nghiệp và cắt giảm thuế nhập khẩu nông sản, theo cam kết làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, dẫn đến thu nhập của hộ nông dân giảm sút; sự dôi dư lao động nông nghiệp làm tăng nguồn cung lao động, gây áp lực về việc làm, thu nhập, đời sống…
Hiện nay, do suy thoái kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực đến nước ta, kinh tế hộ nông dân phải đối mặt với việc giá cả vật tư nông nghiệp tăng, giá nông sản giảm, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn...
Những vấn đề đang đặt ra cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hiện nay cho thấy, cần phải coi thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển như một hướng đi, lối ra cho nông nghiệp, nông thôn và kinh tế nông dân, một trong những việc “cần làm ngay”.
Kinh nghiệm cho thấy, ở nước ta, tại mỗi bước ngoặt của cách mạng hay ở những thời điểm gay cấn nhất, Đảng và Nhà nước đều tìm lời giải từ chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Vào thời kỳ cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, với chính sách giảm tô, giảm tức, một luồng sinh khí mới đã thổi tới chiến trường, và trực tiếp là mặt trận Điện Biên Phủ góp phần tăng thêm tinh thần chiến đấu, ý chí quyết chiến, quyết thắng của bộ đội ta.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra và lên tới đỉnh điểm vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn bằng chính sách khoán sản phẩm trong nông nghiệp là một trong những giải pháp được Đảng ta lựa chọn để vượt qua khủng hoảng, tiến hành công cuộc đổi mới.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu đã cùng lên tiếng: “Cần một khoán 10 nữa cho nông thôn”; “Phát triển nông nghiệp, nông thôn, cần được xem là quốc sách”; “Phải thể chế hóa liên minh công nông”; “Nông dân mất đất - câu chuyện đến hồi gay cấn”; “Tìm lại sức mạnh trong khủng hoảng”; “Kích cầu cần nhắm vào nông nghiệp và kinh tế cá thể”…
Trong tình hình hiện nay, để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển cần tích cực tiến hành các biện pháp sau đây:
Thứ nhất, tiến hành song song hai liệu pháp khác nhau nhưng mang tính thống nhất trong mối quan hệ nhân quả với nhau.
Giải bài toán nông nghiệp, nông thôn, nông dân trước những tác động của hội nhập quốc tế chúng ta cần có một chiến lược dài hạn. Giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trước những tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu lại cần những quyết sách trong ngắn hạn. Song nguyên nhân của những khó khăn thách thức của kinh tế hộ (nói rộng ra cũng là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân) tựu trung lại đều do trình độ và tính chất thấp kém, lạc hậu của những thực thể kinh tế nông nghiệp, nông thôn cả về mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Do đó, cần phải tiến hành song song hai liệu pháp khác nhau nhưng mang tính thống nhất trong mối quan hệ nhân quả với nhau.
Liệu pháp thứ nhất, về lâu dài, nhất định Nhà nước có một chiến lược cơ bản mang tính “cả gói” về phát triển nông nghiệp, nông thôn, giải quyết vấn đề nông dân một cách đồng bộ. Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông thôn và nông dân là cơ sở để Chính phủ, các bộ, ban, ngành chức năng xây dựng chiến lược. Trong đó, cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn với nội dung toàn diện và đồng bộ, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân cả về phát triển lực lượng sản xuất, cả về xây dựng quan hệ sản xuất. Theo đó cần có một hệ thống lớn các chính sách được chia ra hai tiểu hệ thống: 1. Các chính sách phát triển lực lượng sản xuất, trong đó nổi bật là quy hoạch tổng thể về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, phát triển nông nghiệp sinh thái, phát triển làng nghề… 2. Các chính sách về xây dựng quan hệ sản xuất mới, tổ chức các mô hình kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, chính sách về tích tụ ruộng đất, chính sách phát triển văn hóa làng - xã, xây dựng môi trường văn hoá mới…, hướng tới việc khắc phục nếp nghĩ, cách làm của người nông dân sản xuất nhỏ, hướng tư duy của kinh tế hộ vào sản suất hàng hóa lớn..,với một hệ thống những điều kiện đảm bảo tính khả thi tương ứng.
Liệu pháp thứ hai, trong khi vẫn tích cực tiến hành việc xây dựng chiến lược theo đúng nghĩa của nó, trong tình hình hiện nay cần phải tiến hành song song với tinh thần hết sức khẩn trương một liệu pháp khác - tạm gọi là liệu pháp “sốc”. “Sốc”, hiểu theo nghĩa là mạnh và mang tính tình thế với một hệ thống những biện pháp tích cực và ngắn hạn. Những biện pháp thuộc liệu pháp này không được mâu thuẫn với những nội dung cơ bản của chiến lược dài hạn đã nêu ở trên. Theo cách đó cần phải có những chính sách với những quy định chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho các chủ hộ về vốn, về tiêu thụ nông sản hàng hóa, về mối quan hệ 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông, về việc làm, về giải quyết đời sống…, trong đó quan trọng và nổi lên là chính sách về đất đai. Nhà nước cần nghiên cứu điều chỉnh mức hạn điền, cách dồn điền đổi thửa (hiện đang có tác dụng nhất định nhưng bị vướng về mức hạn điền); thay đổi tư duy về việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp của nông dân.
Thứ hai, bằng những biện pháp tích cực và đồng bộ, làm cho gói kích cầu khu vực nông nghiệp, nông thôn đến với kinh tế hộ nhanh chóng nhất và phát huy tác dụng tích cực nhất.
Ngày 4-4-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số: 497/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dượng nhà ở nông thôn. Theo đó, quy định các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ lãi suất 4% với mức vay tối đa 100% giá trị hàng hóa nhưng không quá 7 triệu đồng/ha đối với vật tư sản xuất nông nghiệp và không quá 50 triệu đồng đối với vật liệu làm nhà ở nông thôn.
Với quy định trên đây, có thể thấy, Chính phủ đã hướng gói kích cầu này đến đối tượng chủ yếu là kinh tế hộ. Mức cho vay và lãi suất ưu đãi đó là thích hợp với các chủ thể là kinh tế hộ, vì quy mô của kinh tế hộ không lớn như các doanh nghiệp, nhà cửa của cư dân nông thôn cũng không đòi hỏi một lượng chi phí xây dựng lớn như cư dân đô thị. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ra làm thế nào để gói kích cầu khu vực nông nghiệp, nông thôn đến với kinh tế hộ nhanh và có hiệu quả nhất, không để nông dân phải đối mặt với những “rào cản kỹ thuật” do các ngân hàng đưa ra do sợ gặp rủi ro - điều đã xảy ra khi thực hiện gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Vì vậy, Chính phủ cần có những quy định tiếp theo đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện gói kích cầu này; không dừng lại ở những quy định thuần túy mang tình chất hành chính mà phải bằng chế tài.
Thứ ba, tiến hành các cuộc khảo sát và tổng kết thực tiễn về những mô hình tổ chức sản xuất mới có sức phát triển đối với kinh tế hộ trên địa bàn nông thôn để nhân rộng.
Ngày 31-3-2009, Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam giới thiệu mô hình sản xuất nông nghiệp kiểu mới. Theo đó, từ vụ xuân 2009, tại thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục bắt đầu triển khai một mô hình sản xuất nông nghiệp kiểu mới với việc cơ giới hoá đồng bộ từ khâu làm đất, gieo cấy, phun thuốc trừ sâu và sau này là thu hoạch. Đây là mô hình được áp dụng lần đầu tiên ở địa phương theo chương trình khuyến nông của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp kiểu mới, mối quan hệ giữa Nhà nước và nhà nông được thực hiện chặt chẽ trên thực tế và quan hệ liên minh công - nông cũng hết sức rõ ràng. Nhà nước hỗ trợ một phần về vật chất và kỹ thuật (thôn Vị Hạ đã được hỗ trợ từ 30-50% kinh phí để đầu tư 10 công cụ sạ hàng, 5 máy cày nhỏ, 5 máy phun thuốc trừ sâu, 1 máy gặt đập liên hoàn và xây dựng 1 trạm bơm hai máy với tổng công suất 1.080m3/giờ); hộ nông dân đóng phí dịch vụ theo quy định, đóng góp một phần kinh phí đối ứng qua đầu sào. Riêng những người trong tổ dịch vụ cơ giới góp vốn đối ứng nhiều hơn và một khoản tiền đặt cược để gắn trách nhiệm. Trung tâm Khuyến nông quốc gia giúp tập huấn về một số nội dung kỹ thuật để chủ hộ có thể giám sát quá trình hoạt động của tổ chức.
Theo ý kiến các nhà quản lý của địa phương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện mô hình này vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho hộ nông dân (gấp gần 2 lần so với trước), vừa dễ thâm canh, phòng trừ sâu bệnh và tạo điều kiện để sản xuất theo hướng hàng hoá tập trung.
Hoặc những mô hình về dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, mô hình về thu, gom, mua nông sản hàng hóa cho nông dân, mô hình về tổ chức bảo vệ mùa màng, chống thất thu sau thu hoạch, hay “mô hình phát triển nông thôn toàn diện của huyện Phước Long, Bình Phước..

Thực tế cho thấy, việc tiến hành những cuộc khảo sát và tổng kết thực tiễn, phát hiện những mô hình tổ chức sản xuất mới có sức phát triển đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn nông thôn để nhân rộng là hết sức cần thiết. Đó là cơ sở để Nhà nước có thêm những quyết sách mới, giúp kinh tế hộ thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay. Tập trung sức phát triển kinh tế hộ, giúp nông dân vượt qua khó khăn trong cơn suy thoái kinh tế toàn cầu để tiếp tục phát triển không chỉ là trách nhiệm của các bộ, ngành chức năng của Chính phủ và lãnh đạo các địa phương, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Nguồn: Tạp chí Cộng sản, Số 8/2009

vinapro
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết