CAO HỌC 15
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

15 năm kinh tế trang trại

Go down

15 năm kinh tế trang trại Empty 15 năm kinh tế trang trại

Bài gửi  vinapro Wed May 27, 2009 3:18 pm

15 năm kinh tế trang trại ở Yên Bái

Dạng tài liệu : Bài trích bản tin
Ngôn ngữ tài liệu : vie
Tên nguồn trích : Nông thôn đổi mới
Dữ liệu nguồn trích : 2009/Số 19/Đường lối - Chính sách
Đề mục : 06.75 Quản lý kinh tế
Từ khoá : Trang trại ; Kinh tế trang trại ; Phát triển ; Chính sách
Nội dung:
Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi có kinh tế trang trại phát triển khá sớm và nhiều nhất cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh, một số trang trại vì không hội đủ các điều kiện đã bị phá sản hoặc buộc phải sát nhập, liên kết với các trang trại khác để tồn tại hoặc phát triển. Vì thế đến năm 2008, Yên Bái chỉ còn 1030 trang trại, có 319 trang trại đủ tiêu chí theo thông tư liên tịch số 62/TTLB/BNN-TCTK tức thu nhập phải đạt 40 triệu đồng so với tiêu chí cũ là 5 triệu đồng/năm.
Hiện nay, các trang trại trong toàn tỉnh đang sử dụng 3.774 lao động, gồm 833 lao động trong gia đình, 2.891 lao động thuê ngoài thường xuyên hoặc theo thời vụ. Tổng số vốn sản xuất của các trang trại là 55.313 triệu đồng. Bình quân vốn một trang trại là 173,4 triệu đồng. Tổng giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ của các trang trại là 20.562 triệu đồng, bình quân một trang trại đạt 64,5 triệu đồng. Tổng thu nhập của các trang trại là 11.713,5 triệu đồng, thu nhập bình quân một trang trại là 36,7 triệu đồng, trong đó khối trang trại lâm nghiệp đạt 8.017, 9 triệu đồng, cao nhất trong các loại hình trang trại.
Những kết quả đạt được
Kinh tế trang trại đã có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, chuyển đổi mạnh mẽ từ sản xuất tự cấp, tự túc sang phát triển kinh tế hàng hoá, đổi mới tư duy cho nông dân, chuyển từ sản xuất bằng kinh nghiệm là chính sang theo hướng sáng tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra được khối lượng sản phẩm có giá trị cao. Đến nay, Yên Bái đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung như: Vùng chè, vùng quế, vùng rừng nguyên liệu giấy, vùng tre măng Bát Độ, vùng cây ăn quả, vùng sắn cao sản... Phát triển kinh tế trang trại đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về đất đai, nguồn vốn nhàn rỗi, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động ở nông thôn, phát huy nội lực trong nhân dân để phát triển kinh tế, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Nhiều trang trại đã thực hiện tốt việc cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụ khoa học kỹ thuật, bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tạo điều kiện cho các nông dân tiếp cận với cơ chế thị trường, từng bước làm thay đổi tư duy và phương thức làm ăn manh mún.
Hạn chế và tồn tại
Kinh tế trang trại ở Yên Bái phát triển nhanh, tuy nhiên số trang trại đạt tiêu chí còn chiếm tỉ lệ thấp; so với các trang trại ở một số tỉnh khác thì quy mô còn nhỏ bé, chưa phát triển chiều sâu, thiếu tính bền vững, chủ yếu là tự phát nên ranh giới giữa kinh tế hộ và kinh tế trang trại còn lớn; số hộ trang trại mới chỉ chiếm 0,3% tổng số hộ sản xuất nông, lâm nghiệp; đất đai sản xuất chiếm khoảng 1% đất sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu còn trong tỉnh, chưa hướng ra được thị trường xuất khẩu.
Một số địa phương và một số sở, ban, ngành có liên quan chưa nhận thức và đánh giá đúng tầm quan trọng của phát triển kinh tế trang trại. Sự chỉ đạo của các cấp, các ngành chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao, công tác quy hoạch và quản lý đất đai còn yếu, nhất là trong lĩnh vực giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiến độ thực hiện còn chậm, ảnh hưởng đến tâm lý của các chủ trang trại nên họ chưa yên tâm bỏ vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh lâu dài.
Lực lượng cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm còn thiếu, năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, nhất là khuyến nông viên cơ sở. Nhiều cán bộ khuyến nông phụ trách địa bàn các xã vùng cao, vùng dân tộc biết tiếng dân tộc ít nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả công việc trong quá trình hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho đồng bào. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý, tổ chức sản xuất, cung cấp thông tin thị trường, chuyển giao khoa học công nghệ cho các chủ trang trại chưa quan tâm đúng mức. Chưa kết hợp chặt chẽ sự liên kết giữa bốn nhà là: Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp và Nhà nông, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển của nhiều trang trại. Thời gian qua, Yên Bái có triển khai một số dự án phát triển các loại cây trồng mới nhưng không thành công như cây cà phê, dứa, chè vùng cao... đã ảnh hưởng đến tâm lý nhiều hộ nông dân không muốn phát triển kinh tế trang trại. Trình độ dân trí, tập quán sản xuất ở vùng cao còn lạc hậu là lực cản lớn trong phát triển kinh tế trang trại, do đó các trang trại chủ yếu phát triển ở vùng thấp. Vốn để phát triển trang trại chủ yếu là vốn tự có, nguồn vay vốn dài hạn và ngắn hạn còn hạn chế; các thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiều chủ trang trại chưa tiếp cận được nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, nhất là các nguồn vốn vay ưu đãi. Các ngân hàng thương mại chưa thực sự vào cuộc trong phát triển kinh tế đồi rừng và kinh tế trang trại.
Trong những năm qua, giá cả thị trường có nhiều biến động, đặc biệt là giá nguyên liệu, vật liệu tăng cao, trong khi đó giá bán các sản phẩm lâm nghiệp tăng không đáng kể (các trang trại ở Yên Bái chủ yếu là phát triển lâm nghiệp). Nhiều trang trại đã đầu tư cơ sở chế biến, tuy nhiên sản phẩm chế biến tinh phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu còn hạn chế, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thấp, chủ yếu là sản phẩm sơ chế, chất lượng thấp, tiêu thụ chủ yếu qua trung gian hoặc trên thị trường tự do, giá cả không ổn định, đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến qúa trình sản xuất, kinh doanh của nhiều trang trại.
Tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ, trợ giá, xúc tiến thương mại hco các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế để quảng bá tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên nhiều địa phương, các ngành, các cấp chưa triển khai có hiệu quả đến người tiêu dùng.
Một số trang trại thuê lao động dài hạn, hoặc thời vụ song chưa được thực hiện đúng theo quy định của Luật Lao động (chế độ bảo hiểm, tiền lương...).
Hướng đi của kinh tế trang trại trong thời gian tới
Tỉnh Yên Bái tiếp tục xác định kinh tế trang trại là hình thức phát triển sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phát triển nông thôn mới. Mục tiêu chung là phấn đấu để trang trại tăng nhanh cả số lượng và chất lượng, đạt tiêu chí theo quy định. Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn với chế biến và tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của trang trại, thu hút thêm nhiều lao động nông thôn và cải thiện môi trường sinh thái.
Rà soát, bổ sung quy hoạch đất đai các vùng sản xuất hàng hoá tập trung và đất đai của các trang trại, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các trang trại. Đối với những trang trại không khai thác sử dụng hết diện tích đất thì điều chỉnh thu hồi theo Luật Đất đai để giao cho các tổ chức, các cá nhân khác có khả năng đầu tư phát triển; những trang trại sử dụng đất sai mục đích hoặc sử dụng đất không theo quy hoạch sẽ xem xét điều chỉnh. Tiến hành công tác cấp giấy chứng nhận “chủ trang trại” để làm cơ sở pháp lý cho các chủ trang trại vay vốn và hướng các chính sách ưu đãi Nhà nước đã ban hành.
Tiếp tục đầu tư và hoàn chỉnh kết cấu cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là các địa phương có nhiều trang trại lớn; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các cơ sở chế biến để tạo điều kiện thuận lợi tiêu thụ sản phẩm của các trang trại.
Các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại hướng dẫn thủ tục, tăng thời hạn vay vốn đối với trang trại đầu tư trồng cây lâu năm, cho vay vốn theo đúng tiến độ của phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh của các trang trại, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển. Nâng cao trình độ quản lý cho chủ trang trại, trình độ chuyên môn cho người lao động để các trang trại đạt hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao hơn. Đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao khoa học, kỹ thuật đến các hộ dân, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi và hỗ trọ các doanh nghiệp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất theo quy định.
Làm tốt công tác cung cấp dự báo thông tin, đồng thời quan tâm tổ chức, hướng dẫn các trang trại và tiếp cận thị trường để các trang trại có định hướng đúng trong hoạch định phát triển sản xuất. Đồng thời thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước về lâu dài được quy định trong Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 2 tháng 2 năm 2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại, các chính sách về đất đai, chính sách thuế, chính sách đầu tư tín dụng, chính sách lao động, chính sách khoa học công nghệ, môi trường, chính sách thị trường, chính sách bảo hộ tài sản đầu tư của chủ trang trại.
Nguồn: Tạp chí Nông thôn mới, Số 241/2009

vinapro
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết