CAO HỌC 15
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

HƯỚNG DẪN QUI PHẠM THỰC HÀNH NUÔI TỐT

Go down

HƯỚNG DẪN QUI PHẠM THỰC HÀNH NUÔI TỐT Empty HƯỚNG DẪN QUI PHẠM THỰC HÀNH NUÔI TỐT

Bài gửi  Admin Thu Nov 05, 2009 7:19 pm

HƯỚNG DẪN QUI PHẠM THỰC HÀNH NUÔI TỐT (GAQP) CÁ TRA TRONG AO
HƯỚNG DẪN QUI PHẠM THỰC HÀNH NUÔI TỐT (GAqP) CÁ TRA TRONG AO
(phần 1)
ThS. Phạm Thị Thu Hồng - CCTS
Mục tiêu cuối cùng cuả qui phạm thực hành nuôi tốt (GAqP - Good Aquaculture Practises) là cá tra nuôi đạt tiêu chuẩn chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn về dịch bệnh và an toàn về môi trường với tiêu chí cá tra có màu sắc thịt trắng (đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng) và không có tồn lưu dư lượng hoá chất và kháng sinh (gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng). Để đạt mục tiêu này đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật từ khâu sản xuất giống, nuôi thương phẩm, thu hoạch và chế biến sản phẩm. Riêng trong giai đoạn nuôi thương phẩm cần lưu ý các điểm sau:
Nội dung 1:
1.Lựa chọn địa điểm nuôi cá tra: địa điểm nuôi cá tra nên ở những vị trí phù hợp, thuận lợi giao thông thủ.
- Thiết kế cơ sở nuôi cần: uHạn chế sự xáo trộn lớp đất phèn trong quá trình xây dựng và nuôi cá; vThiết kế bờ bao, kênh mương và cơ sở hạ tầng (đặc biệt là cống) sao cho không bị xói mòn, sạt lở, rò rỉ, thẩm lậu và tù đọng nước trong quá trình nuôiw Phải có hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt và phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu cấp thoát nước của cơ sở;x Không nên đào quá nhiều ao nuôi cá trong một vùng;
- Yêu cầu kỹ thuật các công trình chính của trại nuôi: uAo nuôi có độ sâu 3,5 – 4,5 mét, diện tích 0,3 – 0,7 ha là phù hợp; vAo xử lý nước cấp, chất thải chiếm 25-30% tổng diện tích ao nuôi. wCầu công tác từ 1-2 cái/ao, đảm bảo thuận lợi khi cho cá ăn và kiểm tra các điều kiện của ao nuôi. x Trạm bơm, máy bơm (nếu có): đảm bảo đủ công suất cung cấp nước cho vùng nuôi, vững chắc và có bờ ngăn dầu máy không để rò rỉ ra ngoài môi trường. yNhà vệ sinh tự hoại: đủ số lượng, vị trí thuận tiện, không thẩm lậu, rò rỉ vào ao nuôi và nguồn nước cấp. Nước thải có thể thải ra hệ thống nước thải chung; zKho thuốc, hoá chất, riêng biệt với khu vực để thức ăn, đảm bảo thoáng, mát, ngăn được động vật gây hại. {Kho dầu máy đảm bảo ngăn được dầu chảy ra ngoài môi trường. |Nhà ở, làm việc: đảm bảo việc lưu trữ, bảo quản hồ sơ và đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để cán bộ, công nhân làm việc, nghỉ ngơi.
2. Chuẩn bị ao nuôi: tát cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ, dọn sạch cỏ quanh mái bờ, lấp hết hang hốc, đắp sửa những chỗ bị sạt lở; Vét bớt bùn đáy, rải vôi bột đáy và mái bờ ao với lượng vôi khoảng 7 - 10 kg/100m2.*Cải tạo ướt: áp dụng đối với những ao không thể rút cạn nước; Mục đích là loại bỏ mầm bệnh, địch hại và tránh nhiễm chéo; Quy trình: Chuyển bớt nước và bùn vào khu vực chứa nước/bùn thải -> vệ sinh và gia cố bờ -> diệt tạp, khử trùng -> ngâm -> cấp nước -> xử lý nước -> kiểm tra các chỉ tiêu môi trường -> thả cá giống. *Cải tạo khô: Áp dụng đối với những ao có thể rút cạn nước; Mục đích là loại bỏ mầm bệnh, địch hại và tránh nhiễm chéo; Quy trình: Chuyển nước và bùn vào khu vực chứa nước/bùn thải -> vệ sinh và gia cố bờ -> khử trùng -> phơi đáy -> cấp nước -> xử lý nước -> kiểm tra các chỉ tiêu môi trường -> thả cá giống
3. Khuyến cáo khi sử dụng một số sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường.* Sử dụng chlorine: Khi pH cao, phải dùng lượng Chlorine nhiều hơn. Môi trường có hàm lượng NH4+ và NH3 cao sẽ làm giảm tác dụng của chlorine. Khi pH = 7-8 thì liều lượng chlorine sử dụng khoảng 30 ppm.
Nội dung 2:
1. Lựa chọn cá giống: dụng cụ tuyển cá giống phù hợp, tránh xây xát cá; Sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, nên mua con giống từ những trại có uy tín về chất lượng, tuân thủ các qui định về kiểm dịch; Kích cỡ và chất lượng cá giống cần phải đồng đều và được kiểm tra kỹ trước khi thả; Mật độ thả: 20 – 30con/m2.
2. Vận chuyển cá giống: *Trước vận chuyển: kiểm tra cá: cá khoẻ, không có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và được luyện (kéo lưới, nhịn ăn, …) Chuẩn bị phương tiện: Ghe đục, bao PE, …*Trong vận chuyển: mật độ vận chuyển: vừa phải; Thời điểm vận chuyển: vào lúc trời mát, tránh lúc trời nắng gắt; Thời gian vận chuyển: không quá lâu. *Sau khi vận chuyển: nếu vận chuyển bằng ghe đục qua quãng đường dài thì cá phải được nghỉ trong khoảng thời gian 12 giờ trước khi thả
3. Yêu cầu về thả giống: kiểm tra mức độ phù hợp của một số chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi và nước giữ cá giống (T0C, pH, Oxy). Nếu môi trường phù hợp thì tiến hành thả cá. Ngược lại, điều chỉnh môi trường/thời gian cho phù hợp để thả cá; Sử dụng nước muối 2-3% tắm cho cá trong thời gian 10-15 phút; Nếu có thể, để cá làm quen với môi trường ao nuôi trong thời gian từ 20-30 phút; Thời điểm thả cá tốt nhất vào lúc trời mát. Tránh trời nắng gắt, mưa lớn; Thao tác nhẹ nhàng, nhanh nhẹn
Nội dung 3:
1. Lựa chọn thức ăn: thức ăn không được chứa quá mức cho phép các thành phần như: thuốc trừ sâu, hoá chất, kháng sinh, độc tố nấm, côn trùng sống, salmonella,… Nếu thức ăn chứa quá mức các thành phần trên thì không sử dụng cho cá ăn; Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, có đủ hàm lượng các loại vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết khác theo tiêu chuẩn ngành; Kích cỡ, thành phần dinh dưỡng của thức ăn phải phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khoẻ của cá; Thức ăn tẩm thuốc kháng sinh chỉ sử dụng khi cần thiết để điều trị một bệnh cụ thể đã được xác định; Sử dụng loại thức ăn ít gây ô nhiễm môi trường
2. Bảo quản thức ăn: thức ăn phải được bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất; Thức ăn phải được trữ ở nơi thoáng, khô, mát để hạn chế sự biến chất do nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc phát triển, … Thức ăn phải được xếp trên kệ (pallet), có lối đi, tránh dẫm lên làm dơ và hư hỏng thức ăn; Thức ăn phải được để cách biệt với dầu máy và các hoá chất độc tránh nhiễm bẩn cho thức ăn; Tránh động vật gây hại, côn trùng tiếp xúc và phá thức ăn
3. Cho cá ăn: nếu dùng thức ăn công nghiệp cung cấp cho cá: trong 2 tháng đầu mới thả nuôi, cho ăn loại thức ăn có hàm lượng đạm 28-30 %, các tháng tiếp theo giảm dần hàm lượng đạm 25-26 %. Hai tháng cuối cùng sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 20-22 %; Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên hàng ngày nơi chế biến thức ăn và các thiết bị, dụng cụ chế biến thức ăn; Quan sát hoạt động bắt mồi, theo dõi tình hình ăn và mức lớn của cá để tính toán điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý, không để cá ăn thiếu hoặc dư thừa thức ăn
( Còn tiếp)
HƯỚNG DẪN QUI PHẠM THỰC HÀNH NUÔI TỐT (GAqP) CÁ TRA TRONG AO ( tiếp theo và hết)
ThS. Phạm Thị Thu Hồng - CCTS
Mục tiêu cuối cùng cuả qui phạm thực hành nuôi tốt (GAqP - Good Aquaculture Practises) là cá tra nuôi đạt tiêu chuẩn chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn về dịch bệnh và an toàn về môi trường với tiêu chí cá tra có màu sắc thịt trắng (đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng) và không có tồn lưu dư lượng hoá chất và kháng sinh (gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng). Để đạt mục tiêu này, đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật từ khâu sản xuất giống, nuôi thương phẩm, thu hoạch và chế biến sản phẩm. Riêng trong giai đoạn nuôi thương phẩm cần lưu ý các điểm sau:
Nội dung 4
1. Lựa chọn thuốc, hoá chất: được phép sử dụng; đảm bảo chất lượng: được phép sản xuất (nằm trong Danh mục); Bao gói còn nguyên vẹn; Đảm bảo các thông tin chính trên bao bì: Tên thuốc, thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, mã số lô, tên cỡ sở sản xuất, …Lựa chọn các loại thuốc, hoá chất ít gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường
2. Bảo quản thuốc, hoá chất: thuốc, hoá chất phải được bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất; Khu vực bảo quản thuốc, hoá chất phải sạch, khô, thoáng, mát; Thuốc phải được để cách biệt với dầu máy, hoá chất độc và thức ăn; Thuốc, hoá chất đã mở bao gói nếu dùng chưa hết phải được cột chặt, tránh thuốc bị ẩm và giảm chất lượng; Tránh động vật gây hại, côn trùng tiếp xúc và phá thuốc, hoá chất
3. Sử dụng thuốc, hoá chất với yêu cầu: đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Đảm bảo hiệu quả trong phòng/trị bệnh và kinh tế; Đảm bảo ít gây hại cho môi trường và sức khoẻ người sử dụng. Không sử dụng thuốc, hoá chất đã bị cấm, chỉ sử dụng thuốc, hoá chất trong danh mục được phép sử dụng. Đối với thuốc hạn chế sử dụng thì phải tuân thủ thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không sử dụng thuốc, hoá chất kém chất lượng (hết hạn sử dụng, bảo quản không đúng cách). Không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cá để tránh gây lờn thuốc:
+ Chỉ sử dụng sau khi đã xác định được mầm bệnh
+ Phải thực hiện kháng sinh đồ đối với các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn
+ Người hướng dẫn kỹ thuật/Người chẩn đoán và đưa ra phương thức phòng, trị bệnh phải có trình độ phù hợp với quy định của Nhà nước (tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành); thực hiện việc phòng, trị bệnh cho cá phải theo đúng hướng dẫn kỹ thuật (đúng loại, đúng liều, đúng thời điểm, đúng cách)
4.Quản lý sức khoẻ cá:
a.Tăng sức đề kháng, giảm sốc (stress) cho cá: cho cá ăn đầy đủ cả về chất và lượng. Bổ sung vitamin, khoáng trong thành phần thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá (vitamin C,…); Duy trì điều kiện môi trường nuôi phù hợp, hạn chế sự biến động lớn về môi trường (pH, ToC, …) Hạn chế cá bị sốc do sử dụng hoá chất không đúng cách; Ngăn chặn, giảm thiểu mầm bệnh. Thực hiện lắng, lọc và xử lý nước cấp để hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi. Định kỳ 1 lần/tháng lấy mẫu thẩm tra các chỉ tiêu thuỷ lý, thuỷ hoá, mầm bệnh trong ao xử lý nước cấp. Ít nhất 1 lần/tháng lấy mẫu cá (cá bệnh, cá yếu) để xét nghiệm tác nhân gây bệnh. Hàng ngày kiểm tra sức khoẻ của cá (trước khi cho ăn, trong khi và sau khi ăn, …). Thăm ao và quan sát hoạt động bơi lội, bắt mồi của cá. Lấy mẫu kiểm tra dấu hiệu lâm sàng, ký sinh trùng nếu phát hiện cá có biểu hiện bất thường (chết, yếu, dạt bờ, lờ đờ, …). Gửi mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh nếu nghi ngờ. Ngăn chặn động vật gây hại xâm nhập vào ao nuôi (bẫy chuột, đuổi/bẫy chim, xích chó, nhốt gà, nhốt dê, …); Ngăn ngừa sự lây lan mầm bệnh từ người cho cá. Định kỳ 15 ngày/lần kiểm tra hệ thống nhà vệ sinh để kịp thời phát hiện sự thẩm lậu, rò rỉ, …Khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân (6 tháng/lần). Xây dựng nội quy làm việc cho cán bộ quản lý, công nhân và khách tham quan nhằm ngăn ngừa sự lây lan mầm bệnh từ công nhân và khách vào ao nuôi hoặc giữa các ao trong trại và từ trại ra ngoài. Vớt xác chết (cá và các động vật khác) ra khỏi ao và tiêu huỷ đảm bảo không gây tái nhiễm cho ao nuôi và môi trường
b.Tạo môi trường phù hợp với cá
-Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường (nhiệt độ, pH, DO, …) trước khi thay nước và những thời điểm có nguy cơ biến động cao (gần sáng, nắng gắt, mưa to, ...)
+ Nhiệt độ 26 – 300C ; + pH 7,0 – 8,0; + Oxy hoà tan ≥ 2 mg/lít
-Vào mùa mưa cần rải vôi xung quanh bờ ao, đặc biệt là những vùng đất nhiều phèn để hạn chế sự biến động của pH
-Trong trường hợp các chỉ tiêu môi trường nước vượt quá giới hạn cho phép thì sử dụng các hoá chất, chế phẩm sinh học phù hợp để điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu đó về ngưỡng phù hợp với cá.
-Thức ăn dư được vớt ra khỏi ao và xử lý phù hợp tránh ô nhiễm nước hoặc tạo nguồn thức ăn để động vật gây hại (chuột, ruồi, …) phát triển.
-Từ tháng thứ 3, hút bùn đáy định kỳ (1-2 tháng/lần)
-Kiểm soát mật độ tảo (thay nước, dùng hoá chất diệt bớt tảo, …)
5. Kiểm soát nước thải, chất thải:
- Mục đích: hạn chế sự lây lan mầm bện; Hạn chế ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) xung quan; Hạn chế thay nước thông qua việc duy trì tốt chất lượng nước nuôi (lắng, lọc và xử lý nước cấp; kiểm soát tảo; kiểm soát thức ăn dư; kiểm soát bùn đáy; Hạn chế việc thải các chất thải và bùn thải ra nguồn nước chung.
-Nước thải trước khi thải ra môi trường phải đảm bảo theo yêu cầu về tiêu chuẩn nước thải: định kỳ 1 tháng/lần lấy mẫu thẩm tra các chỉ tiêu thuỷ lý, thuỷ hoá và dịch bệnh ở ao xử lý nước thải của vùng nuôi
- Xử lý chất thải: tập hợp bùn thải từ ao nuôi vào khu chứa (ao lắng, vườn cây, …); Tập hợp chất thải sinh hoạt, chất thải của động vật gây hại theo quy định của luật môi trường.
- Xử lý nước thải: phải được tập trung vào ao xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường chung; phải được xử lý sạch mầm bệnh khi vùng nuôi xảy ra bệnh, dịch bệnh.
6.Kiểm soát thu hoạch: cá khi thu hoạch phải đảm bảo an toàn vệ sinh và dịch bệnh; Đảm bảo hiệu quả kinh tế và khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm; Cá phải được thu hoạch vào thời điểm thích hợp: thời gian đào thải của thuốc/hóa chất, kích cỡ cá, …;Cá phải được lấy mẫu thẩm tra dư lượng HC-KS cấm và các chỉ tiêu dịch bệnh theo quy định; Hạn chế sự lây nhiễm vi sinh vật, từ các phương tiện, dụng cụ đánh bắt/vận chuyển; Giảm thiểu tỷ lệ chết trong quá trình đánh bắt, vận chuyển từ vùng nuôi tới nhà máy chế biến (luyện cá, phương tiện vận chuyển phù hợp, mật độ vận chuyển, thời gian vận chuyển, …); Ghi chép các thông tin vào sổ nhật ký ao nuôi: Ngày thu hoạch; khối lượng cá; tên đại lý/người mua cá; + tên nhà máy chế biến thu mua cá
7. Cải tạo, bảo trì hệ thống nuôi: duy trì, nâng cấp hệ thống nuôi; Loại bỏ các yếu tố bất lợi đối với cá. Dọn sạch cỏ rác, lấp hang, hố, …để loại bỏ nõi trú ẩn của địch hại, ổ bệnh; Kiểm tra, tu bổ bờ bao, cống, … tránh rò rỉ, sạt lở bờ; Hút bùn nhão, chất thải của cá, …Xử lý đáy ao, tiêu diệt mầm bệnh: cày đáy ao (nếu cần), bón vôi, phơi đáy ao, …chuẩn bị cho vụ nuôi sau.
8. Lưu trữ hồ sơ là bằng chứng để bảo vệ sản phẩm; Đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm; trình cho cơ quan chức năng khi cần;Hồ sõ lưu trữ bao gồm: hồ sơ ao nuôi; hồ sơ vùng nuôi; hồ sơ nhân sự; hồ sơ khác; sổ nhật ký nuôi cá; Hồ sơ vùng nuôi gồm:sổ theo dõi kiểm soát động vật gây hại. Các biểu mẫu kèm theo: đánh giá chất lượng cá giống; đánh giá chất lượng thức ăn; phiếu kết quả kiểm tra các chỉ tiêu: bệnh, môi trường, KS/HC cấm, độc tố, …ngoài ra còn có các hồ sơ khác.

Các tin trong mục khoa học kỹ thuật
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI LÚA THÁNG 04 NĂM 2008

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 67
Join date : 30/04/2009

https://caohoc15ct.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết