CAO HỌC 15
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thị trường Thủy Sản tháng 7 - 2014

Go down

Thị trường Thủy Sản tháng 7 - 2014 Empty Thị trường Thủy Sản tháng 7 - 2014

Bài gửi  kemongmo Tue Aug 12, 2014 3:45 pm

(AGROINFO) Tổng sản lượng thuỷ sản 7 tháng đầu năm ước đạt 3.463 ngàn tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 1.644 ngàn tấn, tăng 5,2%, sản lượng nuôi trồng ước đạt 1.819 ngàn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Tổng sản lượng thủy sản 7 tháng đầu năm 2014 đạt gần 3,5 triệu tấn, tăng 4,3% so cùng kỳ 2013 (trong đó khai thác tăng 5,2%, nuôi trồng tăng 3,4%).
- Giá cá tra và tôm có xu hướng giảm trong 3 tháng gần nhất do nguồn cung dồi dào.
- Trị giá xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm ước đạt 4,2 tỷ  USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm và dự báo cả năm đạt 7 tỷ USD.
- Chính sách mới về phát triển ngành thủy sản: Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ Về một số chính sách phát triển thủy sản
- Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam gặp khó khăn nhất định khi bị Mỹ áp thuế CBPG (POR 9) 1,2 USD/kg, cao gấp ba lần mức thuế 0,42 USD/kg hồi tháng 9/2013 (POR Cool.
- Xuất khẩu tôm năm 2014 có sự bứt phá tốt. Tuy nhiên vẫn còn đó vấn đề dư lượng kháng sinh trên tôm: Trước vẫn là Ethoxyquin, giờ thêm cảnh báo Oxytetraxycline từ Nhật Bản, EU.

I. Sản xuất thủy sản 7 tháng đầu năm 2014

Tổng sản lượng thuỷ  sản 7  tháng đầu năm ước đạt 3.463  ngàn tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ  năm trước, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 1.644  ngàn tấn, tăng 5,2%, sản lượng nuôi trồng ước đạt  1.819  ngàn tấn, tăng  3,4% so với cùng kỳ  năm ngoái.

Liên hệ Agroinfo để được cung cấp thông tin chi tiết về sản lượng khai thác (khai thác nội địa, khai thác biển, cá ngừ đánh bắt…).

Diễn biến giá một số mặt hàng thủy sản
1. Cá tra
Từ đầu năm 2014, giá cá tra có xu hướng tăng liên tục và đạt đỉnh điểm vào tháng 5. Cụ thể, xuất phát điểm tháng 1/2014 giá cá tra ở mức 21.800 đồng/kg đối với loại 1 (thịt trắng) và 20.000 đồng/kg đối với loại 2 (thịt vàng); đến tháng 5/2014 giá lần lượt lên mức 25.500 và 23.400 đồng/kg. Nguyên nhân giá cá tra tăng giai đoạn này do đang thời kỳ nuôi giống lứa mới, nguồn cá lứa cũ đã cạn dần. Từ tháng 6/2014 giá cá tra quay đầu giảm về gần mốc đầu năm: thịt trắng xuống còn 22.500 đồng và thịt vàng xuống còn 20.600 đồng/kg.
Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2013, giá cá tra thịt trắng trong tháng 7/2014 tăng 14,3% và trong 7 tháng đầu năm tăng 11,3%.

2. Tôm
+ Tôm sú (xuất khẩu)
Giá tôm sú có xu hướng tăng liên tục từ nửa cuối năm 2013 và đạt đỉnh vào đầu năm 2014. Cụ thể, tháng 6/2013 giá chỉ ở mức 161.000 đồng/kg đối với loại 30 con/kg) và 150.600 đông/kg với loại 40 con/kg; thì đến tháng 2/2014 giá ở mức tương ứng 265.000 và 215.000 đồng/kg (tăng khoảng 50%). Nguyên nhân do nguồn cung hạn chế do dịch bệnh diễn biến phức tạp cùng với xuất khẩu rất hút hàng đẩy giá không ngừng tăng.

Tuy nhiên từ cuối tháng 4/2014, giá tôm sú quay đầu giảm mạnh, đến tháng 7/2014 quay trở lại mức giá hồi đầu năm 2014 (205.000 đồng/kg đối với loại 30 và 165.000 đồng/kg đối với loại 40). Nguyên nhân giảm: (1) Hầu hết các doanh nghiệp đều chịu sự tác động của vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với mặt hàng tôm; (2) Trở ngại về rào cản kỹ thuật nên nhiều doanh nghiệp xuất hàng đi rồi bị trả về; (3) Nhiều nước trên thế giới được mùa tôm nuôi ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam; (4) Thu hoạch tôm tại ĐBSCL được mùa.
So với cùng kỳ 2013, giá tôm sú loại 40 trong tháng 7/2014 tăng 10,8% và trong 7 tháng đầu năm tăng 40%.

+ Tôm càng xanh (nội địa)
Khác với kênh xuất khẩu, thị trường tôm nội địa năm 2014 nhìn chung tương đối ổn định. Giá tôm càng xanh tại An Giang trong 4 tháng gần nhất dao động trong khoảng 235.000 – 245.000 đồng/kg.
Tháng 7/2014, giá tôm càng xanh ở mức 237.300 đồng/kg, giảm nhẹ 1,8% so với cùng kỳ năm 2013. Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, giá trung bình ở mức 244.000 đồng/kg, tăng 2,1% so cùng kỳ.

Liên hệ Agroinfo để biết thêm chi tiết diễn biến giá cả các mặt hàng thủy sản các tháng năm 2014.

II. Xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2014

Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 7 ước đạt 647 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 4,2 tỷ  USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ  năm 2013.
Theo số liệu chính thức 6 tháng đầu năm 2014, Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, với trị giá đạt 804,7 triệu USD (tăng 41,3% so với cùng kỳ năm 2013), chiếm 22,65% tổng giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn khác đều tăng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc với mức tăng tương ứng đạt 7,32%, 51,33% và 35,28%.

Liên hệ Agroinfo để được cung cấp thông tin chi tiết về trị giá xuất/nhập khẩu thủy sản các tháng, có phân loại theo mặt hàng và thị trường xuất/nhập khẩu.

Dự báo:
Xuất khẩu thủy sản:
- Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 khoảng 7 tỉ đô la Mỹ, tăng 5% so với năm 2013 (thời điểm đưa ra dự báo trong tháng 7/2014).
- Xuất khẩu tôm năm 2014 sẽ tiếp tục tăng trưởng và có thể mang về cho Việt Nam khoảng 3,5 tỷ USD do hoạt động xuất khẩu tôm sang các thị trường chính như Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc vẫn khả quan.
- Xuất khẩu cá tra vẫn tiếp tục tăng trưởng nhờ thị trường Mỹ, còn các thị trường mới như ASEAN, châu Mỹ tăng ở mức cầm chừng.
- Riêng cá ngừ có thể vẫn gặp nhiều khó khăn, trị giá xuất khẩu dự báo giảm 15% so với năm 2013.

Giá nguyên liệu xuất khẩu:
- Giá tôm sú có thể tiếp tục giảm hoặc duy trì mức thấp như trong tháng 7/2014 trước một số khó khăn từ phía nhà nhập khẩu Mỹ và nguồn cung đang dồi dào sau thu hoạch.
- Giá cá tra dự báo tiếp tục ổn định tới hết quý III/2014 do nguồn cung ổn định và xuất khẩu đang có dấu hiệu phục hồi sẽ tạo trợ lực nâng đỡ giá.
(Liên hệ Agroinfo để nhận các dự báo chi tiết về thị trường)

Định hướng, chính sách:
Tái cơ cấu ngành thủy sản:
Để triển khai hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản, ngày 17/6/2014, Tổng cục Thủy sản đã ký Quyết định số 252/QĐ-TCTS-KHTC phân công nhiệm vụ triển khai Chương trình hành động thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững". Theo đó, các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Thủy sản sẽ căn cứ nhiệm vụ được phân công để tổ chức thực hiện.
(Liên hệ Agroinfo để cập nhật các thông tin về tiến trình, định hướng, chính sách, dự án liên quan đến tái cơ cấu lúa gạo của Việt Nam, của ĐBSCL và một số địa phương cụ thể).

+ Chính sách mới ban hành về phát triển ngành thủy sản:
+ Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ Về một số chính sách phát triển thủy sản
+ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ Về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
+ Ứng phó với các biện pháp bảo hộ thương mại:
+ Vấn đề liên quan tới vụ kiện chống bán phá giá cá tra (Mỹ)

Tháng 5/2014, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 9 (POR 9) theo hướng điều chỉnh lại mức thuế, tăng 2,8 lần so với mức công bố hồi tháng 9-2013. Cụ thể, công ty bị đơn bắt buộc là Vĩnh Hoàn Corp được hưởng thuế suất bằng 0%, trong khi các công ty là bị đơn tự nguyện lại chịu mức thuế là 1,2 đô la Mỹ/kg, cao gấp ba lần mức thuế 0,42 đô la Mỹ/kg mà các công ty này phải đóng theo quyết định được DOC đưa ra tháng 9 năm ngoái.

Tháng 7/2014, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đưa ra kết quả sơ bộ thuế chống bán phá giá (CBPG) cá tra trong đợt xem xét hành chính lần thứ 10 (POR 10) đối với cá tra philê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 1/8/2012 đến 31/7/2013. Theo đó, so với kết quả chính thức của POR9, kết quả sơ bộ của POR 10 có mức thuế thấp hơn nhiều. Cụ thể, Cty Vĩnh Hoàn vẫn được tính thuế CBPG là 0%, 24 công ty khác được giảm thuế từ 1,2 USD/kg xuống còn 0,58 USD/kg. Riêng Cty An Việt bị tính thuế 2,39 USD/kg do cung cấp thông tin không đúng thời hạn và thiếu cụ thể theo yêu cầu của DOC.
Tuy nhiên, đây mới là kết quả sơ bộ nên chưa có tác động gì tới việc xuất khẩu cá tra sang Mỹ.

Mỹ áp thuế chống BPG tôm Việt Nam:
Cuối tháng 3/2014, theo kết quả sơ bộ của đợt xem xét hành chính lần thứ 8 (POR), Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã áp thuế chống bán phá giá với các lô hàng tôm của VN rất cao, trên 6%. Cụ thể, hai bị đơn bắt buộc trong đợt xem xét lần này (đối với các lô tôm xuất khẩu vào Mỹ giai đoạn 1-2-2012 đến 31-1-2013) là Công ty CP tập đoàn thủy sản Minh Phú và Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng có mức thuế suất lần lượt là 4,98% và 9,75%. 30 doanh nghiệp là bị đơn tự nguyện trong đợt xem xét lần này chịu mức thuế chống bán phá giá trung bình của hai công ty trên là 6,37%, mức thuế suất toàn quốc với các doanh nghiệp khác vẫn giữ ở mức 25,76%.

Đây là một kết quả rất bất ngờ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam bởi kết quả của đợt xem xét trước là POR7, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ đều có mức thuế 0%. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả sơ bộ, kết quả chính thức của POR8 sẽ được DOC đưa ra vào tháng 9/2014.

III. Vấn đề dư lượng kháng sinh trên tôm nhập khẩu vào các thị trường Nhật Bản, EU:

1. Ethoxyquin:
Từ ngày 18/5/2012, tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị cơ quan thẩm quyền nước này áp dụng chế độ kiểm tra 30% đối với dư lượng Ethoxyquin ở mức giới hạn cho phép là 0,01 ppm. Chính vì nguyên nhân này đã khiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường bắt đầu giảm kể từ tháng 7/2012.

Đến cuối tháng 8/2012, Nhật Bản nâng tần xuất kiểm soát hàm lượng Ethoxyquin trong tôm Việt Nam lên 100% với cùng mức dư lượng 0,01 ppm khiến cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang nước này trong 6 tháng cuối năm 2012 giảm mạnh đến 2 con số. Kết quả là xuất khẩu tôm sang Nhật Bản cả năm 2012 chỉ đạt 617,7 triệu USD, tăng 1,7% so với năm 2011.

Tháng 1/2014 Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản lại ra thông báo chính thức về việc nâng mức dư lượng Ethoxyquin trong tôm Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản lên 0,2 ppm, tăng 20 lần so với mức 0,01 ppm trước đây. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng đã quyết định dỡ bỏ quy định kiểm tra 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam về dư lượng chất này.

2. Oxytetraxycline:
Các vấn đề về dư lượng Ethoxyquin vừa tạm lắng xuống thì Việt Nam lại gặp phải rào cản về loại kháng sinh khác. Năm 2014 các thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam đã đưa ra mức cảnh báo về dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline có trong mặt hàng này.

Ngoài Nhật Bản thì hiện EU cũng đã đưa ra cảnh báo về dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam. Theo quy định của hai thị trường lớn này mức giới hạn cho phép đối với kháng sinh Oxytetraxycline lần lượt là 0,2 và 0,1 ppm. Tuy nhiên, thời gian gần đây các nhà nhập khẩu đã phát hiện nhiều lô hàng tôm của nước ta có dư lượng thấp nhất là 0,3 ppm và cao nhất là 2,1 ppm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được các nhà quản lý thương mại đưa ra một phần là do khâu nuôi trồng.

Theo VASEP, từ đầu năm đến nay, đã có trên 10 trường hợp tôm xuất khẩu của nước ta bị cảnh báo về dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline sang Nhật Bản và EU. Mới đây, Nhật Bản thông báo sẽ kiểm tra chỉ tiêu Oxytetraxycline đối với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Trong một diễn biến khác, cơ quan thẩm quyền EU cảnh báo nếu tình trạng dư lượng Oxytetraxycline trong tôm Việt Nam không được cải thiện, EU sẽ xem xét các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo hơn, thậm chí có thể tạm đình chỉ nhập khẩu tôm của nước ta.

(Liên hệ Agroinfo để cập nhật các thông tin về hàng rào kỹ thuật, hàng rào thương mại của các nước NK thủy sản).

Cơ hội giao thương
Công ty Nhật Bản có tên Freesia House Corp., cần nhập khẩu tôm hùm đông lạnh của Việt Nam.
Điều kiện
Size 200gr to 400gr
Số lượng: 8,000 pieces
Thời gian giao hàng: Tháng 10/2014
Công ty của Việt nam có khả năng xuất được hàng và tiêu chuẩn như phía Nhật yêu cầu liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản theo địa chỉ Email: taducminh@yahoo.com.
(Liên hệ Agroinfo để biết thêm thông tin chi tiết)
kemongmo
kemongmo

Tổng số bài gửi : 36
Join date : 05/05/2009
Age : 40
Đến từ : vinhlong

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết