CAO HỌC 15
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi đơn tính đựcCác

Go down

Kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi đơn tính đựcCác Empty Kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi đơn tính đựcCác

Bài gửi  hai_aqua Fri May 08, 2009 4:16 pm

KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI

I. Đặc điểm sinh học của cá Rô Phi

1. Phân loại:
Dựa vào đặc điểm sinh sản, người ta chia cá rô phi thành 3 giống:
• Tilapia (cá đẻ cần giá thể)
• Sarotherodon (Cá bố hay cá mẹ ấp trứng trong miệng)
• Cá rô và Oreochromis (Cá mẹ ấp trứng trong miệng)
Cá rô phi hiện đang nuôi phổ biến ở Việt Nam thuộc :
Bộ cá vược - PerciForms
Họ - Cichlidae
Giống - Oreochromis
Loài - Cá rô phi vằn O.niloticus.
Hiện nay có 3 loài chính được phổ biến tại Việt Nam là :
• Cá rô phi cỏ Oreochromis Mossambicus, được nhập vào Việt Nam năm 1953 qua ngã Thái Lan.
• Cá rô phi văn ( Rô phi Đài Loan O.niloticus ) được nhập vào Việt Nam năm 1974 từ Đài Loan.
• Cá rô phi đỏ ( red Tilapia ), có màu hồng được nhập vào Việt Nam năm 1985 từ Maliaxia.
2. Đặc điểm hình thái:
Cá rô có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vi đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt.
Phân biệt cá đực, cá cái:
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT
CÁ ĐỰC: Đầu ->To và nhô cao;
Màu sắc : Vi lưng và vi đuôi sặc sỡ;
Lỗ niệu sinh dục ->2 lỗ : lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu môn

CÁ CÁI :Đầu->Nhỏ, hàm dưới trề do ngậm trứng và con
Màu sắc: Màu nhạt hơn
Lỗ niệu niệu sinh dục : 3 lỗ : lỗ niệu. lỗ sinh dục và lỗ hậu môn.

4. Môi trường sống: Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh thái gần giống nhau.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20-320C, thích hợp nhất là 25-320C. khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8-420C, cá chết rét ở 5,50C và bắt đầu chết nóng ở 420C. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh.
Độ mặn:
Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0-40%.
Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10-25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon.
pH:
Môi trường có độ HP từ 6,5-8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu đựng trong môi trường nước có độ PH thấp bằng 4.
Oxy hoà tan:
Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu Oxy. Yêu cầu hàm lượng oxy hoà tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp hơn 5-10 lần so với tôm sú.
5. Đặc điểm về dinh dưỡng và sinh trưởng.
Tập tính ăn:
Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn dinh vật phù du ( tảo và động vật nhỏ ) là chủ yếu ( cá 20 ngày tuổi , kích thước khoảng 18mm). Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh. Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng.Trong thiên nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1-2m.
Sinh trưởng: - Khi nuôi trong ao, cá sử dụng thức ăn tự nhiên sẵn có kết hợp với thức ăn chế biến, cá rô phi vằn đơn tính lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 5-6.
VIETLINHPTE. Official Homepage. All rights reserved
(Tạp chí thuỷ sản)


II.Kỹ thuật sản xuất giống cá rô phi đơn tính đựcCác loài cá rô phi (Oreochromis sp.) đều thành thục và sinh sản rất sớm (5-7 tháng tuổi). Chúng lại có khả năng sinh sản nhiều đợt trong năm với điều kiện bình thường của ao nuôi. Đặc tính đó đã dẫn đến kích cỡ cá thịt khi thu hoạch không đồng đều do ta không khống chế được mật độ quần đàn, vì vậy hiệu quả kinh tế thấp.
Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng trên là tạo cho được đàn giống cá rô phi nuôi gần như toàn con đực (trên 95%), bằng hormone tính đực Methyltestosteron (viết tắt: MT).
Vấn đề này trên thế giới đã thực hiện thành công tù năm 1990. Năm 1995, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Đình Bảng, Hà Bắc) đã nhập công nghệ và sản xuất thành công nủa triệu cá rô phi giống đơn tính đực ở giai đoạn cá hương, đạt chỉ tiêu quy trình kỹ thuật. Tù đó, đã mở ra một thời kỳ mới cho công nghệ nuôi cá rô phi thương phẩm phát triển ở nước ta.
Chúng tôi xin giới thiệu quy trình kỹ thuật sản xuất cá rô phi đơn tính đực, để bà con tham khảo, áp dụng.
Nuôi vỗ cá bố mẹ
• Tuổi cá 1-2 năm, khối lượng 100-150g trở lên.
• Tỷ lệ đực cái: 1/2-1/3. Cá cái có 3 lỗ ở bụng, cá đực 2 lỗ.
• Dụng cụ: Giai có mặt lưới cỡ 1mm, đặt trong ao. Một giai nhốt cá đực, 2-3 giai nhốt cá cái.
• Cũng có thể nuôi vỗ cá bố mẹ trong các ao, bể xây cỡ nhỏ và nhớ nuôi riêng đực, cái.
• Mật độ nuôi: 5-6 con/m2 mặt nước.
• Thức ăn: loại tổng hợp có hàm lượng đạm 30-32%. Khẩu phần 2-2,5% khối lượng cá mỗi ngày.
• Có thể bón thêm phân vô cơ để gây nguồn thức ăn tự nhiên là sinh vật phù du, với liều lượng 40g đạm + 20g lân cho 100m2 ao trong mỗi tuần lễ.
Cho cá đẻ
• Dụng cụ: Giai sinh sản cắm trong ao theo tùng cụm 3 cái một, mực nước sâu 0,8m. Nên làm 12 giai (4 cụm) cho một đợt sinh sản để thu được trứng thụ tinh tập trung. Giai sinh sản có kích cỡ 2,7m x 4,2m x 1m (sâu), cỡ mặt lưới 1mm. Các giai cũng có thể để trong bể xi măng, có nguồn nước lưu thông nhẹ.
• Chọn cá: Theo nhóm 6 cái + 3 đực. Mỗi nhóm cho vào 1 giải.
Thu trứng
Cứ 5-7 ngày thu trứng một lần tù miệng cá. Vì cá rô phi ngậm trứng đã thụ tinh trong miệng và ấp ở đó.
• Dụng cụ: Vợt 2 lớp lưới, lớp lưới có mặt dưới dày như vợt vớt cá bột, lớp trên thưa có mặt lưới 2cm. Đáy lưới lớp dưới thấp hơn đáy trên 8-10cm, để khi vợt bắt cá, cá quẫy không làm hỏng trứng (được đựng ở đáy dưới lưới).
• Cách thu: Một người dùng 1 tay cầm vợt vớt cá, tay kia đi găng bằng vải, giữ và bóp nhẹ miệng cá để cá nhả trứng ra. Người khác dùng bát nhựa sạch, đựng một ít nước để hứng trứng.
Trứng được phân ra 4 nhóm: Nhóm chưa rõ mắt phôi; Nhóm đã rõ mắt đen; Nhóm sắp nở; Nhóm đã nở. Sau đó cho ấp theo các nhóm trong cùng giai đoạn. Cá bố mẹ đã lấy trứng, thả về nuôi vỗ đực, cái riêng, sau 3 tuần, lại cho sinh sản tiếp.
Ấp trứng• Dụng cụ: Khay men hoặc nhựa, tôn. Mật độ ấp 3-5 trứng/cm2. Bình thủy tinh hoặc nhựa trong, hình trụ, thể tích 6 lít, ấp 2,2 kg trứng là vùa.
• Điều kiện môi trường: Có dòng nước chảy nhẹ qua ống dẫn tù trên xuống đáy bình, không cho nước phun tù đáy bình lên. Nhiệt độ nước 27-30oC; 4-5 ngày cá sẽ nở.
Chuyển giới tính cá bột• Điều kiện: Khi cá bột đã bơi ngang được và bắt đầu biết ăn thì chuyển vào giai đoạn nuôi, cho ăn bằng thức ăn có trộn hormone tính đực để chuyển giới tính.
• Dụng cụ: Giai ương cá bột có kích cỡ 3m x 2m x 1m (cao), mặt lưới cỡ 1mm.
• Mật độ ương: 10-12 con/lít.
• Bón lót phân vô cơ: 0,6kg đạm + 0,7 kg lân cho 100m2 mặt giai trong một tuần.
• Dùng 50 microgam hormone tính đực trong 1 kg thức ăn cho 100m2 giai.
• Cách pha chế:
- Lấy 1g MT cho hòa tan trong 1 lít ethnol 95o.
- Dùng bột cá nhạt (không bỏ muối khi chế biến) hoặc thức ăn tổng hợp có 35% đạm, nghiền mịn, sàng qua mặt lưới cỡ 0,85mm (2).
- Lấy 925g thức ăn (2) đó, cho thêm 14g Prelmix, 1g Vitamin C (hoặc axit ascobic) trộn đều (3).
- Lấy tù dung dịch (1), cho tiếp vào 940ml ethanol, rồi dùng dung dịch mới này hòa lẫn với thức ăn (3) đã sàng kỹ. Quấy đều trong 20 phút cho bay hết hơi ethanol, để khô hẳn rồi sàng lại (4).
- Cho thêm 1,4g Tetramicin, 30ml dầu thực vật và 30g dầu gan cá vào thức ăn (4). Trộn đều trong 10 phút. Cho vào túi ni lông, bảo quản lạnh cho cá ăn dần.
• Cho cá ăn:
- Khẩu phần: 5 ngày đầu, mỗi ngày cho lượng thức ăn bằng 25% khối lượng cá; 5 ngày tiếp, bằng 20%; 5 ngày sau nữa, bằng 15%. Và 4 ngày cuối cùng, cho ăn bằng 10% khối lượng cá.
- Cách cho ăn: 4-5 lần mỗi ngày. Vãi đều trong giai nhốt cá.
Ương cá bột đã xủ lý MT• Ao ương: Tẩy vôi và diệt khuẩn, trù chua, diệt tạp và bón lót phân cho ao ương như khi ương các loại cá khác.
• Mật độ: 150-160 con/m2 ao. Nếu ương bằng giai, mật độ 1000 con/m2. Giai cũng đặt trong ao.
• Thức ăn: Giống như các loài cá bình thường khác.
• Chăm sóc: Thường xuyên vệ sinh giai để khỏi bí nước lưu thông trong và ngoài giai (nếu ương trong giai).
Nếu ương trực tiếp vào ao phải bảo vệ, diệt các loại địch hại ăn cá bột (rắn, ếch, nhái...).
Kiểm tra kết quả chuyển giới tính
Khi cá đã đạt cỡ 2-3 g/con, lấy 100-200 con ngẫu nhiên để xác định giới tính cá cái dưới bụng có 3 lỗ, cá đực có 2 lỗ. Nếu cá đực chiếm 95% trở lên là được.
Đến lúc cá đạt cỡ chiều dài 4-7cm, dùng làm cá giống để thả vào các ao, đầm nuôi thành cá thịt.
KS Trần Trọng Thương
(tham khảo tù

III.Kỹ thuật nuôi cá rô phi
Cá rô phi thuần tính đực là loại cá có khả năng tăng trưởng nhanh và chịu đựng tốt trong môi trường có độ pH từ 5-9 , sống ở vùng nước ngọt, lợ, mặn.
Cá rô phi ăn tạp, thức ăn gồm: sinh vật phù du, côn trùng, bắp, khoai, cám, phân heo, phân người,…
Trong thời gian qua, phong trào nuôi cá rô phi có nhiều trở ngại mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao do chưa nắm được kĩ thuật nuôi loại cá này. Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi xin giới thiệu “Kỹ thuật nuôi cá rô phi”.
1. Điều kiện ao nuôi-Diện tích ao nuôi: từ 500-1000m2.
-Độ sâu khoảng 1-1,5 cm.
-Nhiệt độ : 25-300C.
-pH:7-8.
2. Chuẩn bị ao nuôi- Tháo cạn nước, dọn cây cỏ xung quanh bờ ao, tu sửa và đắp bờ ao chắc chắn, vét bùn ao chỉ chừa một lớp dày từ 10-15 cm.
- Dùng vôi bột (7-10 kg/ 100 m2) rải khắp ao để diệt địch hại cá, giảm độ phèn. Nếu ao phèn nhiều, tăng lượng vôi lên gấp đôi. Sau đó phơi nắng 2-3 ngày rồi bón phân chuồng ủ hoai với liều lượng từ 20-25 kg/ 100 m2 và cho nước vào khoảng 20-40 cm. Phân xanh được bó lại từng bó và bón lại cho ao bằng cách cắm xuống ao ở nhiều vị trí khác nhau (liều lượng 30-40 kg/ m2).
Hoàn tất kĩ thuật giai đoạn này từ 3-4 ngày, nước có màu xanh lá chuối là màu nước thích hợp cho việc nuôi cá, khi đó tiếp tục cho nước vào đến mực quy định (1-1,5 m).
3. Cá giống
Cá giống phải đạt tiêu chuẩn:
- Hình dạng: Cân đối, không bị dị hình, xây xát.
- Màu sắc: màu sáng bạc, thân có từ 8-10 sọc đen sẫm.
- Môi cá đỏ.
Sau khi nuôi cá trong ao tuyển khoảng 1-2 tháng cá đạt kích cỡ 50-60 con/kg. Ta chọn cá đực để nuôi riêng.
Cách thả cá giống:
- Khi vận chuyển cá bằng bao nilon có bơm ôxi, trước khi thả cá ta phải để bao chứa cá xuống ao từ 10-15 phút, cho nước vào từ từ, sau đó mới thả cá ra ao.
4. Mùa vụ- Đối với vùng nước ngọt có thể thả nuôi quanh năm.
- Đối với vùng nước lợ, mặn thả cá nuôi:
+ ở miền Bắc:Tháng 8-12
+ ở miền Nam: Tháng 4-10
5. Mật độ
- Ao nuôi tuyển cá đực: Mật độ từ 3-5 con/ m2
- Ao nuôi cá thương phẩm xuất khẩu: Mật độ từ 1-2 con/ m2.
6. Chăm sóc quản lý
Thức ăn: Muốn nuôi cá đạt năng suất cao phải cho cá ăn đầy đủ, định mức thức ăn: 1kg cá thương phẩm phải đầu tư 8 kg thức ăn theo thành phần thức ăn như sau:
- Phân chuồng ủ hoai: 70%
- Phân xanh:15%
- Cá vụn, đầu tôm tép:5%
- Cám bã đậu,bèo:10%
Chế độ cho ăn
Theo định mức thức ăn ở trên ta có thể phân chia cho cá ăn như sau:
-Thời gian 2 tháng đầu nên tập trung cho cá ăn cám, cá vụn, đầu tôm, tép và bón phân chuồng.
-Thời gian sau bón phân chuồng ủ hoai (bón 60-70 kg/ 1000 m2), phân xanh 30-60 kg/ 1000 m2, nếu không có phân xanh thì bón phân u rê với liều lượng từ 2-3 kg/1000 m2/ tuần.
-Mỗi ngày cho ăn 3 lần, tỉ lệ các loại thức ăn chiếm 10-15% trọng lượng cá dưới ao (ước tính).
-Phân heo, phân xanh tập trung ở các góc ao, phân urê phải hoà vào nước và rải đều khắp ao.
Chăm sóc quản lý:
-Hàng ngày quan sát bờ ao, cống đáy, cống khơi để khi có sự cố xảy ra thì xử lý kịp thời.
-Thường xuyên quan sát hoạt động của cá. Nếu thấy cá nổi đầu từng đoàn trong thời gian dài, ta cần cấp nước mới vào ao.
-Định kỳ 15 ngày chài cá một lần, xem độ lớn và mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau khi nuôi 6-7 tháng thì cá có thể thu hoạch được.
7. Thu hoạch
Có hai cách thu hoạch:
Thu hoạch một lần: Hạ mức nước ao đến còn 40-50 cm, kéo lưới nhiều lần sau đó tát cạn, bắt cá còn sót lại. Cá lớn tiêu thụ, cá nhỏ để lại nuôi vụ sau.
Thu hoạch nhiều lần: Sau khi nuôi cá 6-7 tháng, hàng tháng ta kéo lưới bắt cá lớn thu hoạch, thả thêm cá nhỏ tiếp tục nuôi sau đó 2-3 năm thu hoạch toàn bộ.
(Theo nhanong.net)

(Tạp chí thuỷ sản)

hai_aqua
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết